LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP HIỆU QUẢ CHO TRẺ EM TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ?

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho trẻ em trong thời đại kỹ thuật số

Có một câu nói rằng: “Khéo ăn nói sẽ có được thiên hạ”. Trong thời đại thông tin và liên lạc phát triển nhanh chóng, tin tức được cập nhật liên tục như ngày nay thì kỹ năng giao tiếp đã trở thành một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết.

Dù là trong trường học, gia đình hay xã hội, khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp trẻ tự tin thể hiện ý kiến, xây dựng các mối quan hệ và tạo dựng nền tảng vững chắc để “ứng phó” những sự thay đổi trong tương lai và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Thế nhưng như thế nào mới gọi là biết cách ăn nói? Làm thế nào để phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số? Hãy cùng OneSpace tìm hiểu nhé!

1. Định nghĩa kỹ năng giao tiếp trong thời đại kỹ thuật số?

Kỹ năng giao tiếp không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt thông tin một cách hiệu quả, mà còn là khả năng thể hiện ý tưởng, quan điểm và cảm xúc một cách rõ ràng và tự tin. Trong thời đại kỹ thuật số, kỹ năng giao tiếp không chỉ bao gồm việc nói chuyện trực tiếp mà còn bao gồm việc sử dụng công nghệ, truyền thông, mạng xã hội và các ứng dụng số để giao tiếp và tương tác với người khác. Trong khi công nghệ đem lại nhiều lợi ích trong việc giao tiếp, nó cũng đem đến một số thách thức. Trẻ có thể dễ dễ bị phân tán bởi các thiết bị điện tử, thiếu kỹ năng tương tác xã hội trực tiếp và có thể tự ý thể hiện mình mà không suy nghĩ. Chính vì vậy mà cần phải giúp trẻ cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình trong thời đại số một cách hiệu quả.

2. Làm sao để phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho trẻ em trong thời đại số?

2.1. Hướng dẫn trẻ sử dụng công nghệ tích cực

Hướng dẫn trẻ sử dụng công nghệ tích cực là một yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ em phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong thời đại kỹ thuật số. Hãy quy định thời gian sử dụng công nghệ cho trẻ một cách hợp lý để tránh việc trẻ dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng hoặc thiết bị di động, từ đó giảm nguy cơ trẻ trở nên phụ thuộc vào công nghệ. Thay vào đó, hãy khuyến khích trẻ dành thời gian để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, trò chuyện cùng bạn bè, gia đình và tận hưởng cuộc sống ngoài không gian mạng.

2.2. Hướng dẫn trẻ cách ứng xử trên mạng xã hội

Bố mẹ hãy dạy trẻ giữ bí mật thông tin như họ tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại và thông tin cá nhân khác, không đăng tải những thông tin nhạy cảm trên mạng xã hội và chỉ chia sẻ chúng với những người mà mình thật sự tin tưởng. Trẻ cũng cần biết được cách tương tác tích cực và sử dụng từ ngữ lịch sự, hông nên tham gia vào tranh cãi hoặc viết những lời không hay không đẹp trên mạng xã hội, biết cách tôn trọng quyền riêng tư của người khác khi tham gia vào các diễn đàn  hoặc nhóm trực tuyến.

2.3. Tạo cơ hội giao tiếp trực tuyến tích cực

Hãy tạo cơ hội cho trẻ em tham gia vào các hoạt động giao tiếp trực tuyến một cách tích cực như tham gia vào các các nhóm chia sẻ kiến thức và kỹ năng, các diễn đàn học tập hoặc các dự án từ thiện trực tuyến. Tại đây trẻ có thể thảo luận với bạn bè về những vấn đề trong cuộc sống, biết cách đặt câu hỏi và thoải mái chia sẻ những quan điểm và suy nghĩ của mình. Điều này giúp trẻ em trải nghiệm môi trường giao tiếp tích cực và lành mạnh, học cách làm việc trong nhóm và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả qua môi trường số hóa.

2.4. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe

Từng có câu nói nổi tiếng rằng “Người giao tiếp thành công chính là người lắng nghe giỏi”. Vậy nên, kỹ năng lắng nghe sẽ quyết định được 90% trong giao tiếp. Biết cách lắng nghe giúp trẻ trở thành một người đáng tin tưởng, biết cách thấu hiểu và cảm thông nhiều hơn với người khác. Bố mẹ hãy dạy trẻ đừng nên ngắt lời khi người khác đang nói, không phán xét và áp đặt ý kiến của mình lên người khác. Ngoài ra trong thời đại thông tin như hiện nay, bố mẹ cần trang bị cho trẻ cách lắng nghe và đánh giá thông tin trên mạng một cách chính xác để tránh bị lan truyền những thông tin bịa đặt hoặc không chính xác. Điều này giúp trẻ học cách lắng nghe một cách chủ động, có chọn lọc và tự tin trong việc đưa ra nhận định và phản hồi.

3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong thời đại số cùng OneSpace

Bên cạnh việc chắp cánh cho những ước mơ công nghệ, lập trình OneSpace còn giúp các bạn nhỏ phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong thời đại số:

  • Giao tiếp đa văn hóa: Trong các lớp học song ngữ của OneSpace, các bạn nhỏ sẽ được tham gia vào môi trường học tập đa văn hóa, tương tác với các bạn học đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới với những nền văn hóa khác nhau. Bằng cách tương tác qua môi trường học tập trực tuyến, các bạn nhỏ sẽ dễ dàng làm quen với nhiều bạn mới, học cách tôn trọng quan điểm và những cách suy nghĩ khác biệt đồng thời tự tin thể hiện ý kiến và tương tác một cách tự nhiên.
  • Cải thiện kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình học, OneSpace luôn khuyến khích và tạo cơ hội cho các bạn nhỏ tham gia vào các dự án theo nhóm. Điều này giúp các bạn nhỏ học cách chia sẻ ý kiến, học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn học.

Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và thuyết phục người khác: Sau khi hoàn thành khóa học, các bạn nhỏ sẽ thuyết trình dự án của mình cho thầy cô giáo và các bạn trong lớp. Điều này giúp trẻ trải nghiệm cảm giác đối diện với đám đông, thể hiện ý tưởng một cách rõ ràng và đưa ra những lập luận để bảo vệ dự án của mình trước những nhận xét của các bạn.

Kỹ năng giao tiếp trong thời đại kỹ thuật số là một hành trang vô cùng quan trọng mà bố mẹ nên trang bị cho các bạn nhỏ ngay bây giờ.

Còn chần chờ gì nữa? Đăng ký tham gia trải nghiệm không gian OneSpace ngay tại link để tự tin giao tiếp, vững bước tương lai nhé!